[Marketing3k.vn] Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đang lan rộng trên toàn cầu như hiện nay, các nhân viên vừa mới chân ướt chân ráo cần phải làm gì trước tình cảnh khó khăn? Câu trả lời sẽ do chuyên gia Marshall Goldsmith tư vấn...
Câu hỏi được gửi đến ban Tư vấn: " Tôi chỉ vừa mới chân ướt chân ráo bước vào lực lượng lao động và thực sự cảm thấy căng thẳng.Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đang lan ra toàn cầu như hiện nay, các bạn có bất kì lời khuyên nào cho những người như tôi, những người chỉ vừa mới đặt chân vào đội ngũ lao động?"
Lời khuyên mà tôi đưa ra cho các bạn trẻ ở phương Tây, những bạn cũng rơi vào cùng hoàn cảnh như bạn trẻ trên, hết sức đơn giản. Trong kỷ nguyên mới này - nơi luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, và sự bất ổn – thì tất cả chúng ta cần suy xét vấn đề với tư cách như một nhà doanh nghiệp thực thụ. Tuy nhiên, trước hết hãy nhìn thẳng vào sự thật và bắt đầu thâu tóm lại đôi chút về thực trạng đang diễn ra:
- Tình hình bên ngoài đang diễn ra gay go, và chắc chắn nó sẽ còn diễn biến phức tạp hơn nữa.
- Hãy tạm quên đi sự yên ổn, và an toàn.
- Dù thật hay chỉ là giả định, thậm chí nếu bạn thực sự khởi nghiệp bằng một tập toàn lớn đi chăng nữa, cũng cần phải suy nghĩ giống như một nhà doanh nghiệp thực thụ.
- Dàn hòa, thỏa hiệp với thực tại, và cuộc sống của bạn sẽ trở nên dễ chịu hơn nhiều.
Chúng ta mới chỉ đang bắt đầu hiểu thực sự thế nào là toàn cầu hóa
Vậy toàn cầu hóa là gì? Liệu nó đồng nghĩa với việc mọi người trên khắp hành tinh đang cạnh tranh để mua các sản phẩm hàng hóa – dịch vụ của chúng ta; họ đang sản xuất những mặt hàng mà chúng ta có thể mua với mức giá rẻ hơn; và họ đang dần trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với cơ hội nghề nghiệp của chúng ta?
Chúng ta mới chỉ đang bắt đầu hiểu về tác động, ảnh hưởng của một thế giới – nơi ai cũng ra sức tranh giành nhau lương thực, dầu mỏ, xi măng, gỗ, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên…
Trong số hàng triệu những sinh viên tích cực làm việc tốt nghiệp từ các trường đại học ở khắp nơi trên thế giới, nhiều người không chỉ nói tiếng Anh thành thạo, mà họ còn không có kỳ vọng hay dự tính nhận từ bất kì ai thứ gì. Họ tin tưởng và muốn chính mình tạo ra chúng thông qua động lực và khả năng của bản thân.
Nếu như trước đây, mọi người vẫn thường than phiền, kêu ca rằng: “Khi tôi còn trẻ, mọi thứ khó khăn hơn nhiều”; thì theo tôi, ngày nay nó không còn chính xác nữa. Nếu là tôi, tôi sẽ nói: “Khi tôi còn trẻ, mọi thứ dễ dàng hơn nhiều!”
Được chấp nhận vào trường UCLA (University of California, Los Angeles), trở thành một sinh viên PhD, trước đó tôi chỉ cần điểm số GMAT (Graduate Management Admission Test) được đánh giá là rất cao, và một hồ sơ kinh nghiệm làm việc không có gì làm nổi bật.
Tuy nhiên, nếu ngày nay, cho cùng một chương trình đào tạo, thì điểm GMAT của tôi sẽ chỉ được đánh giá ở mức tương đối, và nếu với kinh nghiệm làm việc và hiểu biết công việc ít ỏi, có lẽ sẽ chẳng bao giờ tôi tốt nghiệp được.
Tôi xin giới thiệu với các bạn một định nghĩa hết sức thú vị về cạnh tranh toàn cầu: nếu tất cả những người bạn cùng lớp của bạn, trong các chương trình đào tạo về khoa học và kỹ thuật hàng đầu, có thể nói tiếng Anh trôi chảy như bạn, thì không thể khác, đó chính là ngôn ngữ thứ hai của họ.
Thế giới phẳng
Một vài người có thể than phiền rằng thể chế của thế giới mới đang hoạt động một cách bất công bằng; nhưng cá nhân tôi thì tin rằng thế giới ngày nay mà chúng ta đang sống công bằng hơn bao giờ hết.
Ngày hôm qua, nếu bạn sinh ra trên đất Mỹ (đặc biệt nếu bạn là một người da trắng), thì như một thực tế hiển nhiên, mọi lá bài trong một ván bạc đều được sắp xếp một cách có lợi nhất cho bạn. Nhưng ngày mai, sẽ có hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới sẽ nắm bắt được những cơ hội mà cha anh của họ chưa từng biết đến.
Thế hệ trẻ ở phương Tây cần phải học được ý nghĩa thực sự của một từ mà tất cả những doanh nhân thành đạt đều biết rất rõ, đó là: Cạnh tranh!
Trong kỉ nguyên mới đầy rủi ro bất trắc này, không được phép coi bất kì điều gì là đương nhiên. Phải phát triển các kĩ năng, sự thông minh, sáng tạo – điều này sẽ làm cho bạn trở nên có tính cạnh tranh toàn cầu.
Phải liên tục nâng cao và thay đổi các kĩ năng, sự hiểu biết đó để phù hợp mới một thị trường luôn luôn biến động, luôn luôn đổi thay. Bạn được kì vọng là sẽ hiểu biết nhiều hơn, làm việc chăm chỉ hơn, và liên tục học hỏi trong những khoảng thời gian rảnh rỗi ngày càng hiếm hoi của mình.
Cuối cùng, thị trường dành cho những công việc vừa “thú vị”, vừa “có ý nghĩa” sẽ trở nên cạnh tranh một cách nực cười. Tôi không có ý định nói rằng bạn nên quên đi ý tưởng trở thành một nhà văn, một diễn viên, một nhà soạn hài kịch, một vận động viên, hay thậm chí là một người đào tạo các CEO.
Mà tôi chỉ gợi ý việc bạn nên cân nhắc, tính toán về xác suất thành công của mình ở những lĩnh vực có nhiều sức mê hoặc như thế này. Cần phải nhìn thấy một sự thật phũ phàng rằng: rất nhiều diễn viên tên tuổi sẽ phải nằm trong danh sách chờ khi họ đến tuổi 50. Để chốt lại vấn đề này tại đây, tôi xin đưa ra một số quan điểm:
- Hãy từ bỏ ý định dành ra một năm để nghỉ ngơi.
- Đừng lãng phí những năm tháng tuổi trẻ của mình vào việc “tìm kiếm bản thân.”
- Đừng mua những chiếc TV màn hình phẳng, trừ khi bạn thực sự giàu có. Khi bạn nghèo, hãy sống cuộc sống của một người nghèo, đừng cố gắng để sống như một người giàu có.
- Và, giống như bất kì một doanh nhân thành đạt nào khác, hãy đầu tư thời gian và tiền bạc vào tương lai của mình.
Theo tinkinhte.com
0 nhận xét :
Đăng nhận xét